top of page

Định giá đắt/rẻ của thiết kế dựa trên điều gì?

Nguyên liệu thiết kế nhận diện thương hiệu

Đây là câu hỏi mà hầu hết các designer tự hỏi và cần tìm câu trả lời. Và trong đó, có rất nhiều designer thường nghĩ chỉ cần các yếu tố: kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn và giá trị thương hiệu. Tuy nhiên, có một yếu tố quan trọng thương bị bỏ qua: 


Đó là xác định tệp khách hàng từ ban đầu, ngay sau khi xác lập xong định hướng và mục tiêu rõ ràng.


Yến đã từng vấp nhiều mâu thuẫn và cảm thấy khó khăn trong việc định giá chỉ vì mình không thực sự định vị tệp khách hàng phù hợp cho hướng đi lâu dài của Biz. Từ đi so giá, tham khảo các bên và cứ sợ mình chưa đủ giỏi,sợ rơi vào trường hợp "ngáo giá", cũng không biết mình nên đi theo hướng nào phù hợp: Graphic design? In ấn? Film? Hay 3D? Từ những rối ren đó Yến đã rất nhiều lần định giá sai khiến bản thân mình rơi vào trạng thái: cảm thấy làm không hết việc nhưng thu nhập vẫn giậm chân một chỗ.


Và buồn cười là, hồi đó, cứ mỗi lần tới lúc gửi báo giá cho khách thì trong đầu cứ lởn vởn những điều như: 

  • Báo giá này có ổn không ta, cao hay thấp nhỉ?

  • Khách hàng có ưng báo giá này không? Khách có chạy mất dép không?

  • Rồi làm sao để lấy cọc đây, khách này mình hỏng có quen dữ.

  • Hy vọng khách chịu báo giá này và đừng nghĩ nó cao giá nha.


Vậy đó, bao nhiu câu hỏi rối ren, mâu thuẫn phát sinh trong quá trình báo giá, bởi:

  • Nếu định giá cao thì kén khách.

  • Định giá thấp thì nhận ngay combo khách thích ép giá nhưng yêu cầu cao.

  • Còn chia nhỏ lẻ cho đa dạng SPDV với giá vừa vừa thì không đủ sức làm, thậm chí làm khách hàng bối rối và không phân biệt rõ tính chất của từng SPDV


Vòng luẩn quẩn ấy cứ kéo dài mãi, không dám báo giá cao vì sợ mất khách, mà nhận giá thấp thì kiệt sức. Cuối cùng, Yến nhận ra vấn đề không nằm ở giá, mà nằm ở việc chưa biết chính xác khách hàng lý tưởng của mình là ai, để có thể lựa chọn chiến lược giá phù hợp.


Khi Yến bắt đầu học về xây dựng thương hiệu và kinh doanh, một sự thật hiển nhiên hiện ra: Muốn định giá đúng, phải xác định rõ mình phục vụ ai.


Bởi khi hiểu rõ khách hàng, bạn sẽ biết họ cần gì, ngân sách bao nhiêu, yêu cầu thế nào và phong cách thiết kế ra sao. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh dịch vụ phù hợp thay vì cố làm tất cả mọi thứ cho tất cả mọi người.


Ví dụ: 

Khách hàng doanh nghiệp (B2B):

Các công ty lớn thường có ngân sách cao hơn và yêu cầu sự chuyên nghiệp, sáng tạo trong các dự án thiết kế. Họ cũng sẽ xem xét rất kỹ về portfolio của bạn cũng như là thông qua cuộc gặp gỡ sẽ biết bạn có phù hợp với dự án hay không. Do đó, giá trị công việc của designer làm cho các doanh nghiệp này cũng được đòi hỏi cao hơn. 


Khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ (B2C):

Các khách hàng này có ngân sách hạn chế hơn, và yêu cầu về độ phức tạp cũng thường ít hơn ít yêu cầu về các dự án phức tạp. Do đó, mức giá thiết kế cũng thấp hơn, làm việc cũng có thể thoải mái hơn.


Không chỉ doanh nghiệp, mà khi làm cá nhân cũng sẽ có cách thể hiện khác nhau như làm sao để bộ nhận diện có thể cá nhân hóa hơn so với phong cách doanh nghiệp. Khi hiểu rõ đặc điểm này, designer có thể tạo ra những thiết kế không chỉ đẹp mà còn phù hợp với thương hiệu khách hàng.


Xác định đúng tệp khách hàng giúp bạn không chỉ báo giá phù hợp mà còn có thể tư vấn và dẫn dắt khách hàng đúng hướng.


Ví dụ, khi gửi bản demo, khách hàng có thể phân vân giữa nhiều phương án. Lúc này, thay vì để họ tự chọn một cách cảm tính, bạn có thể hướng dẫn họ hiểu thiết kế nào thực sự phù hợp với thương hiệu. Một khi khách hàng hiểu rõ giá trị của thiết kế sẽ sẵn sàng trả mức giá cao hơn.


Nhờ tư duy này, Yến có thể chốt khách ngay từ lần đầu tư vấn, với những hợp đồng lên đến vài chục triệu đồng.


Xác định chân dung khách hàng rất quan trọng, điều này không chỉ giúp bạn giảm rủi ro khi định giá, mà còn tăng khả năng được gặp những khách hàng hiểu đúng giá trị của bạn. Từ đó, bạn cũng sẽ đủ sức để tập trung khai thác các ý tưởng chất lượng, làm tăng trải nghiệm người dùng theo từng ấn phẩm, cho ra sản phẩm đẹp, chuyên nghiệp và chỉn chu.


Một khi Designer hiểu được thang đo định giá của chính mình, bạn sẽ biết bắt đầu ở đâu, với ai là ổn nhất! Và bạn sẽ bắt đầu hiểu, cần tập trung phát triển hay loại bỏ điều gì.


Lúc này, bạn cũng sẽ có kinh nghiệm lẫn trải nghiệm để tư vấn và định hướng khách hàng lựa chọn ấn phẩm phù hợp với mục tiêu thương hiệu. Khi khách hàng đã thấy được giá trị, họ sẵn sàng chi trả cho bạn, thậm chí là trả giá cao vì họ thấy đáng. 



Để định giá phù hợp với khách hàng và cả designer, không phải chỉ cần có kỹ năng, kinh nghiệm, chuyên môn, thương hiệu là đủ. 

Nếu bạn vẫn đang loay hoay trong việc định giá phù hợp, hãy thử đặt câu hỏi:

  • Khách hàng lý tưởng của bạn là ai?

  • Bạn muốn thiết kế cho ngành nào?

  • Giá trị bạn mang lại có phù hợp với phân khúc khách hàng đó không?


Đừng để câu chuyện định giá sai lệch làm mất đi giá trị của bạn trong mắt khách hàng. Hãy định giá đúng để phát triển đúng! 


Ở "Truyền nghề 2025" Yến sẽ bật hết công suất để chia sẻ những kinh nghiệm hề hước lẫn để đời trong việc định giá đắt/rẻ khi làm Designer từ thuở ban sơ :)))

Nhớ vào học để bớt nhọc nhé!!!

_

𝐘𝐄𝐍 𝐃𝐄𝐒𝐈𝐆𝐍 & 𝐁𝐑𝐀𝐍𝐃 𝐒𝐓𝐘𝐋𝐄

𝐄. Yendesign.brandstyle@gmail.com

𝐖. Yendesign.art

𝐒. Brand Style       

Website Design       

Graphic Design

 
 
 

Comments


Logo_Yen Design_25.05-03.png
  • Instagram
  • Facebook

Đăng ký tài khoản tại Yen Design & Brand Style để tận hưởng các khoá học, nhận bản tin hàng tuần và nhiều hơn thế nữa!

STUDIO

EST. 2022

VIỆT NAM

BRAND STYLE

WEBSITE DESIGN

GRAPHIC DESIGN

©2021 , BY YEN DESIGN & BRAND STYLE

bottom of page